Nguồn cung tiếp tục khó, giá dầu tăng

Giá dầu Brent và WTI tăng lần lượt 0,9% và 0,56%.Nhà đầu tư quan ngại rằng nguồn cung dầu toàn cầu tiếp tục gặp khó.Giá vàng giảm nhẹ trong một phiên giao dịch ít biến động do Mỹ đang trong kỳ nghỉ lễ.

2022-06-21 08:24:06 - THẾ GIỚI

Nguồn cung tiếp tục khó, giá dầu tăng

Giá dầu Brent và WTI tăng lần lượt 0,9% và 0,56%.Nhà đầu tư quan ngại rằng nguồn cung dầu toàn cầu tiếp tục gặp khó.Giá vàng giảm nhẹ trong một phiên giao dịch ít biến động do Mỹ đang trong kỳ nghỉ lễ.

Trọng Đại (Theo Investing, CNBC)

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch 20/6 khi nhà đầu tư quan ngại nhiều hơn tới tình trạng thiếu hụt cung dầu toàn cầu.

Giá dầu Brent tương lai tăng 1,01 USD, tương đương 0,9%, lên 114,13 USD/thùng. Brent giảm 7,3% trong tuần trước và có tuần giảm đầu tiên trong hơn 1 tháng. 

Giá dầu WTI tăng nhẹ 0,61 USD, tương đương 0,56%, lên 110,17 USD/thùng trong phiên giao dịch có khối lượng không lớn do đây là ngày nghỉ lễ tại Mỹ. Giá dầu WTI giảm 9,2% hồi tuần trước và là tuần giảm điểm đầu tiên trong 2 tháng. 

lynxmpei5j019-l-9190-1655770759.jpg

Bể chứa dầu tại trên bờ vịnh Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters.

“Chúng ta có 2 động lực chính tác động tới giá dầu ở thời điểm hiện tại”, theo công ty tư vấn thị trường dầu mỏ Andrew Lipow. “Một là những lệnh cấm vận đối với Nga (hỗ trợ giá dầu). Và bên còn lại tình trạng giá dầu cao tác động tiêu cực lên nhu cầu sử dụng dầu”. 

Giá dầu Brent có thời điểm rơi xuống ngưỡng thấp nhất tháng trước khi phục hồi trong ngày 20/6.

“Nguồn cung dầu vẫn tương đối hạn chế và sẽ tiếp tục hỗ trợ giá mặt hàng này. Dự báo của sàn ICE cho thấy giá dầu sẽ nương ở quanh ngưỡng 120 USD/thùng”, chuyên gia phân tích Stephen Brennock tới từ PVM chia sẻ. 

“Triển vọng tăng giá thuyết phục hơn nhiều so với rủi ro giảm giá”, theo Craig Erlam, chuyên gia phân tích cấp cao tại OANDA. 

Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã phần nào giúp giảm sự phụ thuộc của họ vào dầu Nga kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra. 

Các chuyên gia phân tích và nhà đầu tư tin rằng một cuộc suy thoái có thể xảy ra sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ quyết định tăng lãi suất cao hơn dự báo, đồng thời là mức tăng cao nhất trong gần 3 thập kỷ, nhằm sớm kiểm soát lạm phát. Cách tiếp cận tương tự cũng được áp dụng bởi ngân hàng trung ương Anh và Thụy Sĩ.

“Cú sụt giá mạnh hôm 17/6 chính là lời khẳng định cho những lo ngại suy thoái trong suốt thời gian qua”, theo Carsten Fritsch, Chuyên gia phân tích tới từ Commerzbank. 

Các chuyên gia phân tích dự báo khả năng gia tăng sản lượng của nhóm OPEC+ đang bộc lộ nhiều hạn chế. 

Khả năng khai thác dầu của Libya tiếp tục gặp khó do xung đột chính trị, với sản lượng gần đây chỉ đạt 700.000 thùng/ngày. 

Trong khi đó, triển vọng nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Iran, giúp gia tăng nguồn cung dầu trên thế giới, cũng không mấy sáng sủa.

Nguồn cung dầu thế giới phần nào được hỗ trợ khi một số quốc gia xả kho dự trữ chiến lược, dẫn đầu bởi Mỹ. Sản lượng dầu thô hàng tuần tại Mỹ đa quay trở lại ngưỡng trước đại dịch khi số lượng giàn khoan dầu của quốc gia này gia tăng, tuy còn chậm.

Kim loại quý

Giá vàng giảm nhẹ trong ngày 20/6 trước sức mạnh của đồng USD. Phiên giao dịch đầu tuần không có biến động quá lớn khi thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ. 

Giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.836,67 USD tại thời điểm 2h03 giờ GMT. 

Giá đồng USD bám sát ngưỡng cao nhất 2 thập kỷ khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với khách hàng nước ngoài. 

“Hôm nay là ngày nghỉ lễ tại Mỹ, do đó thanh khoản và mức độ biến động mạnh tương đối thấp”, theo Chuyên gia Matt Simpson tới từ City Index. 

Giá vàng giảm trong tuần trước trong bối cảnh đồng USD liên tục mạnh lên và một loạt các ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Vàng trở nên kém hấp dẫn hơn trong môi trường lãi suất cao. 

Giá bạc giao ngay giảm 0,7% xuống 21,49 USD/ounce. Giá platinum giảm 0,8% xuống 934,34 USD/ounce. Giá palladium tăng 0,8% lên 1.830,81 USD/ounce. 

Nguồn: Người đồng hành

0

Doanh nghiệp

0

Sản phẩm

0

Năm Hoạt động

Đã xảy ra lỗi xác thực. Vui lòng nhập các trường và gửi lại.
Chúc mừng bạn ! Đã đăng ký thành công