2023-09-11 10:28:09 - Việt Nam
Huyện Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách Thành phố Sơn La 41 km về phía Đông Bắc. Mường La giáp với huyện Thuận Châu ở phía Tây, huyện Mai Sơn ở phía Nam, huyện Trạm Tấu ở phía Đông, huyện Mù Cang Chải và Than Uyên ở phía Bắc.
Địa hình nơi đây đa số là núi, chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên với nhiều dãy núi cao trên 1500m xen lẫn đồng bằng thung lũng. Đây được coi là cái nôi của du lịch Sơn La bởi khí hậu miền Tây Bắc mát mẻ quanh năm, chính vì vậy rất thuận lợi cho phát triển du lịch.
Tận dụng lợi thế có cảnh quan thiên nhiên đẹp và bản sắc văn hóa vùng miền đặc trưng nơi đây, Mường La định hướng sẽ tập trung phát triển các loại hình du lịch phổ biến như: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, các di tích khảo cổ, trải nghiệm,…
Vượt qua đỉnh Sam Síp, theo tiếng Thái nghĩa là 30 tầng dốc núi, chúng tôi có mặt tại Ngọc Chiến. Đây là vùng đất sinh sống lâu đời của ba dân tộc Thái, Mông, La Ha, đời sống nhân dân chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Ngọc Chiến hiện có hơn 650 ha trồng lúa, trong đó, có khoảng 50 ha trồng lúa nếp tan đặc sản, chủ yếu trên cánh đồng lớn nhất ở các bản Lướt, Mường Chiến, Nà Tâu, Giạng Phổng.
Cánh đồng xã Ngọc Chiến vào mùa lúa chín
Về Ngọc Chiến những ngày này, các gia đình đang vào vụ thu hoạch lúa ở thung lũng, lưng chừng núi, bên suối… Không khí trên khắp các cánh đồng lúa tươi vui như trẩy hội, tiếng nói cười, chuyện trò rôm rả. Màu vàng của nắng, của lúa nhuộm khắp các bản làng, mang no ấm cho đồng bào thật hạnh phúc.
Người dân xã Ngọc Chiến thu hoạch lúa
Ngay từ sáng sớm, bà con xuống đồng gặt lúa, rải đều phơi cho đủ nắng, rồi gom về chất thành từng đống lớn nhỏ. Vụ lúa năm nay, thời tiết thuận lợi năng suất lúa bình quân đạt khoảng 7 tấn/1ha. Riêng sản phẩm gạo nếp tan tại xã Ngọc Chiến đã khẳng định được thương hiệu với chất lượng thơm, ngon và đã trở thành sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La. Dự kiến năm nay, 50 ha trồng lúa nếp đặc sản cho thu hoạch khoảng 300 tấn thóc được thị trường ưa chuộng với giá 50 nghìn đồng/kg.
Lúa nếp tan ở Ngọc Chiến là đặc sản được nhiều khách hàng ưa chuộng
Ruộng bậc thang bản Giạng Phổng mùa lúa chín
Ông Lò Văn Thoa, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, thông tin: Bà con đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên năng suất, chất lượng gạo được nâng lên. Đối với giống nếp tan đặc sản, xã đang triển khai nhiều giải pháp nhân rộng diện tích để giữ gìn, phát triển thương hiệu và gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Hằng năm cứ vào dịp lúa chín vàng, xã Ngọc Chiến lại tổ Lễ hội mừng cơm mới. Đây tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, mang đậm bản sắc, văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Thái trắng, nhằm tôn vinh, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tốt đẹp của cư dân lúa nước nhiều đời qua. Bày tỏ sự tôn kính, biết ơn tổ tiên, trời đất, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã đều tham gia, tạo sự đoàn kết, gắn bó, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương.
Lúa chín vàng trên cánh đồng Ngọc Chiến
Du khách đến trải nghiệm mùa lúa chín
Ai từng đến Ngọc Chiến, chắc chắn sẽ khó quên được khung cảnh rộn ràng của mùa gặt; những cơn gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới, cùng sự thân thiện hiếu khách của đồng bào sở tại.
Nhà máy thủy điện Sơn La
Ưu điểm: Không có giá vé tham quan, không gian hùng vĩ, cảnh đẹp tự nhiên.
Nhược điểm: Không có hướng dẫn viên, hạn chế khu vực tham quan
Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm trên sông Đà tại vùng đất xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cách trung tâm Tỉnh Sơn La khoảng 39km. Được khánh thành vào năm 2012, đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á tại thời điểm đó. Trở thành một phần vô cùng quan trọng trong hệ thống điện của nước ta lúc bấy giờ. Đập thủy điện được coi là con đê lớn chắn và cắt ngang dòng nước cuồn cuộn xanh ngắt của thượng lưu sông Đà.
Hang Co Noong
Ưu điểm: Không gian sinh động, thú vị
Nhược điểm: Khó đi lên nếu không quen với việc leo núi.
Hang No Coong là một điểm di tích khảo cổ thuộc thị trấn Ít Ong. Bước vào hang, bạn sẽ không tránh khỏi sự ngỡ ngàng trước cảnh sắc diệu kỳ của tạo hóa. Hang No Coong được tạo hình với vô số những nhũ đá ánh kim đa sắc màu cùng những hình thù kỳ ảo. Đặc biệt, tầm nhìn từ cửa hang rất cao, nhìn xuống sẽ quan sát được công trình thủy điện Sơn La, thị trấn Ít Ong, rừng cao su Phiêng Tìn, cầu cứng Mường La và toàn bộ vùng hạ lưu sông Đà… vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của tạo hóa đã làm nên một nét đẹp rất riêng, rất khác cho mảnh đất Mường La, Sơn La.
Hồ Thủy Điện
Ưu điểm: Cảnh đẹp như lạc vào xứ thần tiên, không khí trong lành, mát mẻ.
Nhược điểm: Lòng hồ sâu, rộng, chú ý khi đi tham quan.
Mường La không chỉ được biết đến với công trình Nhà máy thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn nổi tiếng vì có lòng hồ thủy điện rộng mênh mông, giữ nguyên vẻ hoang sơ như tranh vẽ. Nhìn từ trên cao xuống, hồ thủy điện như khoác trên mình một tấm lụa màu xanh ngọc. Phong cảnh sơn nước hòa cùng cái tiết trời se lạnh với màn sương mờ vẫn còn đọng lại từ sớm mai càng khiến hồ thủy điện thêm phần nào hữu tình, thơ mộng..
Bản Cát Lình
Ưu điểm: Các bản làng, người dân thân thiện, không gian yên tĩnh thích hợp để nghỉ dưỡng.
Nhược điểm: Địa chỉ hơi khó tìm đến.
Cách trung tâm huyện chưa đầy 20km, Cát Lình tọa lạc trên sườn đỉnh Pu Tha Kềnh (Núi Múa Khèn) cao hơn 2.500m so với mực nước biển. Hay canh và đến thăm nơi đây vào mùa lúa chín, không chỉ được hòa mình vào bức tranh đa sắc màu, tầng tầng lớp lớp tấm lúa non vàng thắm đượm tình, bạn còn được hít thở không khí trong lành không khói bụi, ô nhiễm. Nơi đây là địa bản trú ngụ của đồng bào dân tộc Mông.
Ngọc Chiến
Ưu điểm: Cảnh đẹp hoang sơ, có suối nước khoáng, đa dạng văn hóa các dân tộc
Nhược điểm: Giao thông chưa được khai thác nên chưa quá thuận lợi.
Cùng với độ cao trung bình khoảng 1.800m so với mặt nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, xã Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La) là cái tên được nhiều bạn trẻ thích du lịch bụi nhắc tới nhiều trong năm nay. Đây là nơi sinh sống của 3 dân tộc Thái, Mông và La Ha với văn hóa phong phú đa dạng, giàu tình người và lòng hiếu khách.