Lý do giá vàng SJC cao hơn đến 15 triệu đồng/lượng so với thương hiệu khác

Đại biểu Hà Nội chất vấn việc cùng là vàng miếng nhưng thương hiệu SJC đắt hơn 15 triệu đồng/lượng.Ngân hàng Nhà nước thuê SJC gia công dưới sự giám sát quản lý chặt chẽ.Theo thống đốc, việc từ bỏ độc quyền hoặc để các thương hiệu khác sản xuất cần đánh giá kỹ lưỡng.

2022-06-09 11:25:06 - Việt Nam

Lý do giá vàng SJC cao hơn đến 15 triệu đồng/lượng so với thương hiệu khác

Đại biểu Hà Nội chất vấn việc cùng là vàng miếng nhưng thương hiệu SJC đắt hơn 15 triệu đồng/lượng.Ngân hàng Nhà nước thuê SJC gia công dưới sự giám sát quản lý chặt chẽ.Theo thống đốc, việc từ bỏ độc quyền hoặc để các thương hiệu khác sản xuất cần đánh giá kỹ lưỡng. 

Đỗ Lan

Tại kỳ họp Quốc hội ngày 9/6, đại biểu Hà Nội tiếp tục chất vấn Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và đặt vấn đề về thời gian Ngân hàng Nhà nước báo cáo với Chính phủ để sửa Nghị định 24. 

Đại biểu đánh giá cao việc điều hành, quản lý để chống vàng hóa trong thời gian qua nhưng đặt câu hỏi việc độc quyền thương hiệu SJC liệu có dẫn đến giá vàng SJC cao như hiện nay. Đại biểu phản ánh vàng miếng không phải thương hiệu SJC giá trên 54 triệu đồng/lượng, thấp hơn SJC khoảng 15 triệu đồng/lượng. 

Giải đáp chất vấn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết thương hiệu SJC được ưa chuộng từ trước Nghị định 24. Trong quá khứ, thị trường vàng gây ra nhiều hệ lụy và bất ổn nền kinh tế. Chính phủ đã ra Nghị định 24, chống vàng hóa và thực hiện cho đến nay. Chính sách đã cho thấy hiệu quả. Nhiều năm nay, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định.

new-project-520-6454-1654744552.jpg

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trong phiên chất vấn sáng nay. Ảnh: Vietnamnet

Thống đốc nói thêm trong Nghị định 24, một chính sách quan trọng là Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Thời kỳ trước, thị trường có một số thương hiệu vàng nhưng SJC chiếm hơn 90%. Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thương hiệu để sản xuất, cân nhắc giữa tạo thương hiệu riêng hoặc dùng thương hiệu khác. 

"Sau đánh giá, chúng tôi thấy rằng nếu đưa thương hiệu của Ngân hàng Nhà nước riêng hoặc lựa chọn một trong số các thương hiệu khác, không phải SJC,  người dân sẽ đổi từ thương hiệu SJC đang chiếm hơn 90% sang thương hiệu NHNN lựa chọn. Vô hình chung, chúng ta mất nhiều chi phí xã hội vào việc không cần thiết", Thống đốc lý giải.

Theo bà Hồng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thuê SJC gia công dưới sự giám sát quản lý chặt chẽ. Từ 2014, cơ quan Nhà nước không cung cấp vàng ra thị trường theo chủ trương chống vàng hóa. Do đó, các doanh nghiệp lo ngại, biến động của giá vàng khó lường nên giá được niêm yết cao. "SJC mua cao, bán cao. Còn thương hiệu ngoài SJC, người tiêu dùng mua thấp thì bán thấp", Thống đốc lý giải.

Thống đốc cho rằng thị trường vàng đang có sự ổn định, việc từ bỏ độc quyền hoặc để các thương hiệu khác sản xuất cần đánh giá kỹ lưỡng. 

Vàng thế giới và vàng trong nước chênh nhau đến 20 triệu đồng/lượng

Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội ngày 8/6, Thống đốc cũng phản hồi chất vấn về diễn biến giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau 20 triệu đồng của đại biểu Hà Nội.

Lãnh đạo NHNN cho biết thời gian qua, giá vàng biến động khó lường vì chịu tác động của nhiều yếu tố như căng thẳng tại Ukraine và nhiều sự kiện thương mại, chính trị khác. Giá vàng thế giới dao động 1.800- 2.000 USD/ounce. Về thị trường trong nước, giá mặt hàng này có xu hướng cùng với thế giới nhưng tốc độ điều chỉnh tăng nhanh hơn, nhưng giảm chậm hơn.

Theo thống đốc, kiểm tra và đánh giá cho thấy giá trong nước và thế giới của SJC chênh nhau khoảng 16-17 triệu đồng/lượng. Các thương hiệu khác chênh nhau khoảng 2 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân là từ 2014 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước không nhập vàng về để sản xuất vàng miếng theo chủ trương chống vàng hóa nền kinh tế. Trong khi nguồn cung trong nước giảm vì có thể một phần vàng chuyển sang sản xuất thủ công mỹ nghệ.

Với vai trò quản lý nhà nước, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ sẵn sàng điều tiết nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật, người dân không có nhu cầu mua vàng miếng quá nhiều. Do đó, ngân hàng chưa can thiệp, chỉ trong trường hợp cần thiết mới tiến hành nhập khẩu vàng.

Theo Trading Economics, giá vàng thế giới ngày 9/6 ở mức 1.853 USD/ounce (52,4 triệu đồng/lượng). Giá vàng SJC loại 1 chỉ và 10 chỉ là 68,6 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào. Ở chiều bán ra, giá mặt hàng này ở mức 69,7 triệu đồng/lượng.

Theo Nhà Đầu Tư

0

Doanh nghiệp

0

Sản phẩm

0

Năm Hoạt động

Đã xảy ra lỗi xác thực. Vui lòng nhập các trường và gửi lại.
Chúc mừng bạn ! Đã đăng ký thành công